RUAN WEN DING 2010


Join the forum, it's quick and easy

RUAN WEN DING 2010
RUAN WEN DING 2010
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Kinh tế thị trường

Go down

Kinh tế thị trường Empty Kinh tế thị trường

Post by Admin Wed 09 Jun 2010, 08:14


Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội, nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy, chứng tỏ không có và không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần túy, trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế – xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị – xã hội của một nước. Do đó, để phân biệt các nền kinh tế thị trường khác nhau, trước hết phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước và nhân dân lựa chọn làm định hướng, chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế đó.

1. Nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển
Thứ nhất: Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội ở nước ta còn ở trình độ thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, máy móc cũ kỹ, quy mô sản xuất nhỏ bé , năng suất chất ,lượng hiệu quả còn thấp.
Thứ hai: cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, còn mất cân đối và kém hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nước ta còn mang nặng đặc trưng của kinh tế nông nghiệp, nghành nghề chưa phát triển, sự phân công hiệp tác , chuyên môn hóa sản xuất chưa sâu rộng, giao lưu hành hóa còn nhiều hạn chế.
Thứ ba: chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó
-Thị trường của nước ta đang ở trong quá trình hình thành và phát triển nên còn ở trình độ thấp.
-Cơ cấu thị trường chưa đầy đủ, dung lượng thị trường nhỏ hẹp
-Các yếu tố kinh tế thị trường hình thành chưa đầy đủ
Thứ tư: Công cuộc đổi mới ở nước ta trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử…một trong những thành tựu quan trọng nhất là kinh tế tăng trưởng khá nhanh. Xong thực tế cho thấy, thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người còn thấp, do đó sức mua hàng hóa còn thấp, tỷ suất hàng hóa chưa cao.
Thứ năm: Còn chịu ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
Như vậy, trong nhiều thập kỷ qua nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế này đã mang lại những thành công nhất định giúp cho nền kinh tế được ổn định để thực hiện những nhiệm vụ của công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Nhưng nền kinh tế đã được khôi phục và đi vào tăng trưởng kinh tế thì cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp quan liêu trở nên không phù hợp và không hiệu quả cần có sự thay đổi.
2. Nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trong điều kiện nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, các thành phần kinh tế tiền hành sản xuất hàng hóa tuy có bản chất kinh tế khác nhau nhung chúng đều là bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung cầu, tiền tệ giá cả chung…Vì vậy chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh vơi nhau.
Tuy nhiên mỗi thành phần kinh tế lại chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, do đó bên cạnh sự thống nhất, chúng còn có sự khác nhau và mâu thuẫn, khiến cho nền kinh tế thị trường có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau.
Vì vậy, cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước…, nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định là nhà nước phải quan tâm tạo điều kiện củng cố, phát huy hiệu quả ra sức xây dựng khu vực kinh tế nhà nước. không đảm nhiệm được vai trò này thì nền kinh tế ắt không tránh khỏi nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở”
Cơ cấu kinh tế “mở” bắt nguồn từ phân bố không đều về tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước đáp ứng yêu cầu quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế. Vì vậy trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển toàn diện cần phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Cơ cấu kinh tế “mở” thích ứng với thị trường hướng ngoại, làm cho thị trường kinh tế trong nước thông thoáng và gắn liền với thị trường thế giới. Thông qua phát triển cơ cấu kinh tế “mở” giúp nước ta tiếp thu được công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh…
4. Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường ở nước ta làm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn trước đây cũng như khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Theo em đây là đặc điểm cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Vì chủ thể lãnh đạo, quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là ai khác chính là Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa cần không ngừng được củng cố , trên cơ sở phát huy đầy đủ quyền và trách nhiệm của toàn dân tham gia vào quá trình tổ chức, xây dựng làm sáng tạo hệ thống kinh tế thị trường mới. Đó là những điều kiện tuyên quyết cho việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thành công.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước khác.




Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 2010-06-08

http://khanhdinh.footfan.org

Back to top Go down

Back to top


 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum