RUAN WEN DING 2010


Join the forum, it's quick and easy

RUAN WEN DING 2010
RUAN WEN DING 2010
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Các h́nh thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ

Go down

Các h́nh thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ Empty Các h́nh thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ

Post by Admin Wed 09 Jun 2010, 08:15

uá khả năng của tập thể và của nền kinh tế cho phép, nếu không nó sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần và thái độ lao động của người lao động và cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất lao động.
- Việc sử dụng các quỹ tập thể, xã hội phải thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, phô trương, hình thức và cần phát huy đầy đủ dân chủ, trưng cầu ý kiến của quảng đại quần chúng, vì các quỹ này có liên quan đến lợi ích của tất cả mọi thành viên của tập thể, xã hội.
- Trong việc hình thành quỹ phúc lợi tập thể, xã hội, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, nhưng đồn
Các h́nh thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ

a) Phân phối theo lao động
Đây là hình thức (nguyên tắc) phân phối cơ bản dưới chủ nghĩa xã hội. Đó là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính, màu da, dân tộc, tôn giáo và tuổi tác. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm thì không hưởng. Thực chất của nguyên tắc phân phối theo lao động là phân phối theo hiệu quả mà lao động sống đã cống hiến.
Nguyên tắc phân phối theo lao động yêu cầu:
- Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau, và lao động khác nhau thì trả công khác nhau.
- Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể phải trả công bằng nhau.
Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: số lượng lao động được đo bằng thời gian của lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra; trình độ thành thạo của người lao động và chất lượng sản phẩm làm ra; điều kiện và môi trường lao động; tính chất của lao động; các ngành nghề cần được khuyến khích...
Phân phối theo lao động không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động. Theo quy luật phân phối tổng sản phẩm xã hội thì trong bất kỳ xã hội nào, người lao động cũng không thể được hưởng toàn vẹn sản phẩm của lao động, người lao động chỉ được thụ hưởng một phần những gì họ đã đóng góp cho xã hội.
Phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan dưới chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ nó được thực hiện trong thành phần kinh tế nhà nước (và một phần trong thành phần kinh tế tập thể). Bởi vì:
- Do các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động như nhau. Vậy, không thể lấy quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (lao động quá khứ) làm cơ sở để phân phối, mà phải lấy lao động (lao động sống đã cống hiến) làm căn cứ để phân phối.
- Còn có sự khác biệt giữa những người lao động về thái độ lao động (người tích cực, người chây lười, tránh nặng tìm nhẹ, muốn làm ít hưởng nhiều...), về tính chất và trình độ lao động, trong cùng một đơn vị thời gian, những lao động khác nhau đưa lại kết quả ít, nhiều, tốt, xấu khác nhau, điều kiện và môi trường lao động khác nhau... do đó phải thực hiện phân phối theo lao động. Không thể phân phối bình quân, vì làm như vậy sẽ triệt tiêu động lực nâng cao năng suất lao động, kéo thụt lùi sản xuất xã hội.
- Lực lượng sản xuất tuy đã phát triển, nhưng chưa đến mức đủ để phân phối theo nhu cầu, do đó phải thực hiện phân phối theo lao động.
Thực hiện phân phối theo lao động sẽ có tác dụng:
- Kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho ai đóng góp nhiều, lao động giỏi thì thu nhập cao và ngược lại, từ đó kích thích tính tích cực của người lao động, làm cho họ ra sức học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, tay nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,... để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Góp phần giáo dục thái độ, tinh thần và kỷ luật lao động đúng đắn cho người lao động, đấu tranh chống các hiện tượng chây lười, thiếu trách nhiệm,... từ đó góp phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
Phân phối theo lao động là hợp lý nhất, công bằng nhất so với những hình thức phân phối đã có trong lịch sử. Cơ sở của sự công bằng xã hội của sự phân phối đó là sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Tuy nhiên, phân phối theo lao động cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, mỗi một người lao động thường có thể lực, trí lực, điều kiện và hoàn cảnh gia đình khác nhau, nên phân phối theo lao động có thể chưa hoàn toàn bình đẳng, chẳng hạn người công nhân này lập gia đình rồi, người kia chưa; người này có con nhiều hơn người kia v.v. và v.v.. Như vậy, với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia, v.v.. Sự phân phối như vậy còn mang dấu ấn bình đẳng theo kiểu pháp quyền tư sản. Tuy nhiên điều đó là khách quan, buộc phải chấp nhận sự "bất bình đẳng" này để có sự bình đẳng cao hơn.
Những hạn chế trên của nguyên tắc phân phối theo lao động là mang tính tất yếu trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản - chủ nghĩa xã hội. Vì theo Mác: "quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định".

b) Phân phối theo vốn, theo giá cả sức lao động
Trong các cơ sở kinh tế có yếu tố tư bản và lao động làm thuê tồn tại hình
thức phân phối theo tư bản và theo giá cả sức lao động.
Thu nhập của những người lao động trong các cơ sở kinh tế này dựa trên quyền sở hữu sức lao động. Giá cả của hàng hoá sức lao động tức là thu nhập của người lao động không chỉ tuỳ thuộc vào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động. Vì thế, phân phối theo giá trị sức lao động có hạn chế quan trọng là làm cho đời sống người lao động trở nên bấp bênh, không ổn định. Trong điều kiện sản xuất chưa phát triển, dân số tăng nhanh, sức ép về cung lao động rất lớn làm cho việc tìm kiếm việc làm trở nên rất khó khăn, người lao động bị lệ thuộc vào giới chủ. Vì vậy, việc Nhà nước điều tiết nhằm hạn chế sự bất công là rất cần thiết.
Còn tư bản, biểu hiện ở giá trị tài sản hay vốn đầu tư vào quá trình sản xuất, do đó chủ sở hữu những khoản đó được hưởng một phần thu nhập từ giá trị thặng dư do quá trình sản xuất đó tạo ra.
Với thành phần kinh tế cá thể, thì chủ thể vừa là người lao động, vừa là người sở hữu tư liệu sản xuất, vì vậy kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh đều thuộc về họ. ở đây họ tự phân phối và tự quyết định quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng theo sự nhận biết của mình.
Hiện nay ở nước ta đã và đang xuất hiện các hình thức kinh tế cổ phần, mà cổ đông, tức là những người góp vốn cổ phần là những đối tượng khác nhau: có thể là Nhà nước, có thể là tập thể, tư nhân, cán bộ viên chức nhà nước, công nhân,... Các cổ đông được quyền hưởng thu nhập trên cơ sở vốn cổ phần của mình. Đây cũng chính là quyền sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế.
Việc thực hiện phân phối theo sở hữu giá trị tài sản hay theo vốn là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, có tác dụng to lớn trong việc khai thác tối đa mọi tiềm năng về vốn trong các thành phần kinh tế và trong mọi tầng lớp dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, tập trung mọi lực lượng của đất nước để phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Nó cũng góp phần hình thành thị trường vốn các loại - một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên hình thức phân phối này có thể gia tăng giãn cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế không chỉ tồn tại một cách biệt lập, mà còn có sự đan xen nhau, do đó trong thực tế, một đơn vị sản xuất kinh doanh có thể áp dụng nhiều hình thức phân phối khác nhau, ví dụ: trong kinh tế tập thể vừa áp dụng hình thức phân phối theo lao động, vừa áp dụng hình thức phân phối theo vốn đóng góp...
c) Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội
Đây là hình thức phân phối rất cần thiết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sở dĩ như vậy vì nó là hình thức phân phối góp phần khắc phục hạn chế, đồng thời bổ sung cho các hình thức phân phối thu nhập nói trên. Trong xã hội luôn có những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, đời sống hết sức khó khăn do không có khả năng lao động, không có tài sản để đưa vào sản xuất kinh doanh, do trình độ thấp và nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác. Điều đó đòi hỏi sự hỗ trợ của tập thể, của xã hội từ các quỹ phúc lợi công cộng (quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ người nghèo học tập, chữa bệnh...). Đồng thời, mọi cá nhân trong xã hội với tư cách là thành viên của tập thể, của xã hội đều được hưởng phúc lợi chung từ quỹ phúc lợi xã hội dưới hình thức các trường học và bệnh viện công, nhà văn hoá, công viên... và từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, hợp tác xã...
Hình thức phân phối này có tác dụng hết sức quan trọng, vì:
Góp phần nâng cao thêm mức sống của toàn dân, nhất là đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng; góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
- Phát huy tính tích cực lao động của các thành viên trong tập thể và trong xã hội.
- Góp phần phát triển toàn diện con người.
- Giáo dục ý thức cộng đồng.
Xã hội càng phát triển thì các quỹ phúc lợi tập thể, xã hội càng tăng và điều đó sẽ càng thể hiện được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đối với các quỹ này cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Quỹ phúc lợi tập thể, xã hội không thể mở rộng quá khả năng của tập thể và của nền kinh tế cho phép, nếu không nó sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần và thái độ lao động của người lao động và cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất lao động.
- Việc sử dụng các quỹ tập thể, xã hội phải thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, phô trương, hình thức và cần phát huy đầy đủ dân chủ, trưng cầu ý kiến của quảng đại quần chúng, vì các quỹ này có liên quan đến lợi ích của tất cả mọi thành viên của tập thể, xã hội.
- Trong việc hình thành quỹ phúc lợi tập thể, xã hội, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, nhưng đồng thời cũng cần động viên mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,... cùng tham gia đóng góp, bởi vì quỹ này liên quan đến lợi ích của mọi thành viên của xã hội.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 2010-06-08

http://khanhdinh.footfan.org

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum